Bệnh nhân xương khớp tăng vọt vào mùa lạnh, gây phiền toán với người già

Thời tiết lạnh khiến nhiều người ngại vận động, hay bị cứng, đau khớp. Thời tiết buốt giá cũng khiến các bệnh mãn tính về xương khớp.

Vận động thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ giúp các khớp xương bên trong hoạt động dễ dàng hơn, không bị xơ cứng và thoái hóa.

Thoái hóa khớp thường gặp ở lứa tuổi trung niên (trên 50). Biểu hiện lâm sàng là đau lưng, gối, háng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 150 bệnh khớp (thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, đau dây thần kinh tọa, gút…). Trong đó, hai bệnh phổ biến là viêm khớp dạng thấp chiếm 0,3-1% dân số thế giới, còn thoái hóa khớp xuất hiện ở 9,6% nam giới và 18% phụ nữ trên 60 tuổi. 80% những người bị bệnh này gặp khó khăn khi vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân mắc bệnh xương khớp ở người cao tuổi

Khi về già, cấu tạo khớp đều thay đổi. Chất nhờn (ở trong khớp xương giúp trơn trượt dễ dàng khi cử động) và chất sụn (lớp giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động) giảm dần, vì thế việc vận động trở nên khó khăn, không còn linh hoạt và nhanh nhẹn như thời còn trẻ.

Bên cạnh đó, gân và dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, co dãn, không chịu đựng được với căng lực nên dễ tổn thương. Các dưỡng chất không cung cấp đủ để nuôi dưỡng tế bào bên trong xương khớp. Đồng thời, những di chứng để lại do té ngã, làm việc nặng, bong gân cũng từ đó xuất hiện.

Triệu chứng của bệnh xương khớp ở người cao tuổi

Bệnh thoái hóa khớp được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và phim X-quang thông thường. Triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất là đau khớp với đặc điểm tăng lên khi gặp thời tiết lạnh, ẩm hoặc sau khi đi bộ nhiều, đứng lâu, mang vác nặng… tức là các hoạt động làm tăng tải trọng lên các khớp. Cảm giác đau có thể xuất hiện khi ấn vào khớp hoặc làm động tác gấp duỗi khớp.

Lúc bệnh mới khởi phát đau chủ yếu xảy ra khi vận động. Về sau bệnh tiến triển nặng sẽ đau cả khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm co rút và đau ở các gân cơ quanh khớp (đôi khi bị chẩn đoán nhầm là viêm gân), teo cơ do ít vận động, tiếng kêu lốp rốp hoặc lạo xạo khi gấp duỗi khớp hoặc khi đi lại, sưng khớp hoặc tràn dịch khớp. Ở giai đoạn muộn có thể bị cứng khớp, lỏng dây chằng, biến dạng lệch trục khớp, rất nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh

Mỗi ngày, người cao tuổi nên ăn hơn 300gram rau các loại và hơn 200gram trái cây, để cung cấp đủ vitamin nhóm B, C, E, caroten, khoáng chất kali, magiê. Đây là những chất chống oxy hóa tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa. Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên ăn đủ thức ăn giàu đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò; đạm thực vật gồm tàu hủ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ. Mỗi ngày nên ăn trung bình 50gram thịt, 50 -100gram cá, 100gram đậu hủ, 30gram đậu đỗ, trứng 3 – 4 quả một tuần, nếu cholesterol máu cao hoặc có sỏi mật ăn 1 – 2 quả một tuần.

Sữa nên uống 2 – 3 ly một ngày. Nếu có thừa cân hoặc cholesterol máu cao, thay bằng sữa tách béo. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu canxi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp.

Tin liên quan

TIN NỔI BẬT

VIÊN BỔ KHỚP KING COBRA 1
  • Hỗ trợ mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
  • Hỗ trợ giúp giảm đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do thoái hóa khớp, phong thấp.
  • Hỗ trợ giúp giảm đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do thoái hóa khớp, phong thấp.

Cam kết của Nam Phúc Long được xây dựng dựa trên uy tín và sứ mệnh mang đến những sản phẩm chất lượng, tốt nhất cho khách hàng.

Bạn hãy gửi thông tin để đặt mua sản phẩm!